GIÁO ÁN 3-4 tuổi : HĐKPKH: Đề tài: Sự hòa tan của đường và muối trong nước

14/ 03/ 2018 11:21:00 0 Bình luận

                                                                    GIÁO ÁN

                                                LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

                                                 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

                         Đề tài: Sự hòa tan của đường và muối trong nước

                         Độ tuổi: Trẻ MGB 3 - 4 tuổi (Lớp 3 tuổi 1)

                          Số lượng trẻ: 16 - 18 trẻ

                          Thời gian:  20 – 25 phút

                          Giáo viên :  Đồng Thị Lan Hương + Nguyễn Ngọc Diễn

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1.  Kiến thức:

          - Trẻ biết đường và muối tan trong nước và làm thay đổi vị của nước.

           - Trẻ biết tính chất của nước: không màu không mùi không vị.

2.  Kỹ năng:

           - Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét và bước đầu dự đoánvề sự hòa tan của đường và muối trong nước.

           - Trẻ có kỹ năng: Rót xúc, khuấy, để làm thử nghiệm về sự hòa tan của dường, muối dưới sự giúp đỡ của cô giáo.

           - Trẻ biết lắng nghe và trả lời được các câu hỏi của cô.

3. Thái độ:

           - Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.

           - Thái độ ứng xử: Nhường nhịn, biết chờ đến lượt.

II. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm: Trẻ ngồi trên sàn nhà theo hình chữ U, chia thành 2 nhóm

2. Đồ dùng của trẻ:

             - Mỗi trẻ 1 khay nhựa trong đó có: 01 chiếc cốc, 01 chiếc thìa, 01 lọ đường, 01 lọ muối, 01 bình nước tinh khiết.

2. Đồ dùng của cô:

              - Máy tính, một số bản nhạc: (Chicken dance, chúng mình cùng chơi)

             - 03 bàn osin, 01 khay nhựa, 02 bình nước (01 nước muối, 01 nước đường), 01 lọ đường, 01 lọ muối, 01 cốc, 01 thìa, 02 bình đựng nước, 04 đĩa khăn lau tay.

III. TIẾN HÀNH:

1.Ổn định tổ chức:

- Cô giới thiệu và mời trẻ cùng đến tham dự hội thi “bé cùng kham phá”.

- Giới thiệu chào khách

- Chơi trò chơi: Nước đóng băng:

+ Cô nói cách chơi: Cô và trẻ nhún nhảy theo nhạc, khi nhạc dừng, cô nói nước đóng băng thì dừng lại trong tư thế cuối cùng của điệu nhảy hoặc làm động tác mô phỏng nước bốc hơi..., rồi lại chơi tiếp.

2.Phương pháp, hình thức tổ chức.

2.1. Khai thác hiểu biết của trẻ về nước thông qua hoạt động trải nghiệm:

- Cô có gì đây?

- Cô mời trẻ:  đi lấy đồ dùng và đến với phần thi: “Người phục vụ giỏi”.

- Cô mời trẻ đi lấy 1 cốc nước và về chỗ ngồi. Hỏi trẻ:

+ Trong cốc của con có gì?

+ Quan sát xem nước có màu gì?

+ Hãy ngửi xem nước có mùi gì?

+ Hãy uống nước xem nước có vị gi?

- Cô cũng có 2 bình nước, không biết nước trong bình có gì đặc biệt? Các con có muốn nếm thử không?

=> Cô rót nước cho trẻ nếm thử và hỏi trẻ: Các con uống nước thấy có vị gì?

(Thử 2 loại nước muối và nước đường)

- Vị mặn và vị ngọt mà các con nếm, không biết được pha từ gì?

- Chúng mình có muốn cùng cô làm thử nghiệm để khám phá xem nó xem nó được pha từ gì không?

- Các con hãy ra tủ bê khay đồ dùng của mình và về chỗ ngồi nào!

2.2. Luyện tập củng cố.

*Trải nghiệm và thử nhiệm để nhận biết sự hòa tan của đường và muối trong nước:

Phần thi: Thử trí thông minh

* Hòa tan muối trong nước:

- Cô đưa hộp muối ra và hỏi trẻ cô có gì đây? Muốn biết có chính xác không, cô mời các con nếm thử nhé.

- Các con hãy thử đoán xem, khi cho muối vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?

- Các con rót nước vào cốc nào

+ Bây giờ xúc muối và đổ vào cốc nước, các con có nhìn thấy muối không? Các con hãy dùng thìa và khuấy nhẹ nào.

+ Bây giờ còn nhìn thấy muối nữa không? Muối đâu rồi?

=> Chúng mình cho muối vào nước khuấy nhẹ muối biến mất, vậy muối đã tan trong trong nước.

- Bây giờ chúng mình cùng nếm thử nước xem vị nước có gì thay đổi không nhé.

- Nước bây giờ có vị gì? Bạn nào có ý kiến khác không?

- Theo các con nước muối này dùng để làm gì? Chúng mình cùng lên đổ nước muối này vào bình, để lát nữa xúc miệng nhé.

- Các con có muốn làm thí nghiệm nữa không? Chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi nào?

* Hòa tan đường trong nước:

- Cô đưa hộp đường ra hỏi trẻ cô có gì? Chúng mình nếm thử xem có đúng không nhé. Đường có vị gì?

- Các con cho đường vào nước xem điều gì sẽ xảy ra.

- Các con xúc đường và đổ vào cốc nước, các con có nhìn thấy đường không? Các con hãy dùng thìa và khuấy nhẹ nào.

- Đường đâu rồi?

- Đường có tan trong nước không?

=> Đường cũng tan trong nước.

- Theo các con nước bây giờ có vị gì?

- Các con cùng nếm thử nước xem các con đoán có đúng không nhé.

- Các con có biết nước đường thương dùng những việc gì không?

- Nước đường dùng để pha các loại nước hoa quả đấy. Thực đơn chiều nay của các con có “nước cam”. Bây giờ các con hãy cùng đổ nước đường vào bình mang xuống nhà bếp nhờ các bác pha hộ nào?

* Các con ạ! Ngoài đường và muối tan trong nước, còn rất nhiều chất khác cũng tan trong nước. Con biết những chất nào cũng tan trong nước? Không biết có đúng như các con nói không? Vậy đến giờ hoạt động khác chúng mình cùng tiếp tục làm thử nghiệm nhé!

3. Kết thúc

* Củng cố

- Cô nhận xét giờ học

+ Cảm ơn các bé đã đến với ngày hội “ Gia đình hạnh phúc”.

- Cô tổ chức cho các bé liên hoan và mời khách liên hoan cùng trẻ trên nền nhạc nhẹ với bữa tiệc vui vẻ.

Viết bình luận