SKKN: Tích hợp giáo dục hình thành khả năng phòng ngừa, ứng phó, giảm

                                                                            PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Lí do chọn đề tài

            Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như ngày càng có nhiều cơn bão mạnh, xuất hiện động đất ở những năm gần đây… Vì vậy Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu và đã đưa vào chương trình giáo dục vì chỉ có giáo dục mới nâng cao nhận thức của người dân, giáo dục bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, vận động người dân qua phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép vào chương trình học, mở các buổi thảo luận, chuyên đề….

      Ngày nay, giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của những biến đổi  khí hậu đã trở thành một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên - giáo dục mầm non. Thực tế trong thời gian gần đây Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các quyển tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.Và đặc biệt Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, xác định việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên. Đối với trường mầm non nơi tôi công tác, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày.

2. Mục đích của đề tài

         Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp để giáo viên áp dụng và đưa nội dung giáo dục những kỹ năng giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, có hiệu quả nhất, đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ.

          Đề xuất một số biện pháp cụ thể đưa vào áp dụng trong giảng dạy.

Đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non đã đề ra, thực hiện tốt những đề án của SGD&ĐT về nhiệm vụ giáo dục trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4-5 tuổi.

 4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài SKKN này tôi sử dụng những phương pháp, biện pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu nội dung hướng dẫn, tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, Internet...

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp dùng lời.                                                                                  

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.

-  Phương pháp động viên, khuyến khích.

- Phương pháp tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh cùng tham gia.

 - Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trên quan điểm không áp đặt trẻ, không làm nặng nề thêm chương trình, không xây dựng phương pháp riêng mà thông qua các hoạt động vui chơi, nghệ thuật, lao động, học tập...để thực hiện.

5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện tại lớp 4 tuổi 4

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/ 2016- 4/ 2017.

6. Khảo sát số liệu điều tra trước khi thực hiện

          Năm học 2016 - 2017 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 4 tuổi 4, với tổng số trẻ là 25. Ngay khi bước vào năm học cũng là lúc tôi bắt tay vào thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về khả năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu của trẻ lớp tôi như sau:

                                                                      PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

                                                                        Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1. Cơ sở lý luận.

         Biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự đoán bao gồm các hiện tượng như gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, thay đổi trong tần suất và cường độ của các dòng khí lạnh, nhiều hiện tuợng khí hậu xảy ra, và mực nước biển ngày càng dâng....

          Trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu thì trẻ em là người chịu hậu quả nặng nề nhất, vì chúng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng. Sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng do không được đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, vui chơi, học hành.Vì vậy có thể nói biến đổi khí hậu sẽ tác động bất lợi tới việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em bao gồm cả quyền sinh tồn, quyền phát triển, quyền bảo vệ, quyền tham gia. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện quyền trẻ em nói riêng vẫn là một bài toán khó đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trước nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra, khả năng thích ứng tốt nhất và cũng là giải pháp hàng đầu là cần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường, từ người lớn đến trẻ em phải ý thức được nguy cơ và tác động cũng như nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, từ đó có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, năng lượng.

                                                                     CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

1. Thuận lợi

      Bộ giáo dục và đào tạo đã phê duyệt Đề án“Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013-2020”. Phòng Giáo dục – Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn trẻ khả năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu một cách chung nhất cho các bậc học, đây cũng là những định hướng giúp giáo viên thực hiện nội dung này.

        Trường mầm non nơi tôi công tác là ngôi trường được sự quan tâm từ ban giám hiệu, đạ đầu tư cơ sở vật chất, hướng dẫn chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy qua các chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Nên thuận lợi trong việc thưc hiện nội dungxây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp an toàn cho trẻ. 

 Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.

100% trẻ đúng độ tuổi 4-5 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé nên đã có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh.

2. Khó khăn:

* Đối với phụ huynh

       Trường chúng tôi nằm ở khu vực nông thôn chủ yếu làm nghề nông nghiệp, trình độ dân trí còn hạn chế, phần lớn chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con, hoàn toàn phó mặc cho giáo viên trên lớp, chỉ chú tâm đến làm ăn kinh tế. Một số phụ huynh có điều kiện quan tâm tới con, thì luôn nóng vội trong việc dạy con. Vì chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của bố mẹ nên khả năng hiểu biết, tiếp thu những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKH của trẻ còn bị hạn chế. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.

* Đối với giáo viên mầm non.        

        Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, sáng tạo, tích cực, chủ động và ý thức thích nghi với mọi điều kiện còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên trẻ ít hơn, năng động sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc. Một số giáo viên trong diện hợp đồng nên chưa an tâm công tác.

        Một số ít giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc rèn kỹ năng này cho trẻ vào trong các hoạt động. Tuy có đầu tư vào bài dạy, nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô chưa  kịp thời uốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết. Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của địa phương. Chưa phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, đây là một vấn đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn.

                                                                  CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

   Giáo dục hình thành khả năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ  là rất cần thiết nó trang bị đầy đủ những kỹ năng cho trẻ để trẻ có thể bình tĩnh, tự tin, chủ động trước những thử thách mới, để cuộc sống tốt đẹp hơn

Các biện pháp cụ thể

1. Biện pháp 1: Nghiên cứu nội dung hướng dẫn chuyên đề trong năm học, nghiên cứu lý luận( tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, Internet,có nội dung liên quan đến đề tài ).

       Để  thực sự có vốn hiểu biết về biến đổi khí hậu từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp nhất với trẻ. Tôi rất nghiêm túc trong việc nghiên cứu nội dung hướng dẫn chuyên đề năm học của nhà trường, luôn có ý thức học tập, tham gia các buổi tập huấn cho giáo viên mầm non. Thường xuyên trau dồi những hiểu biết qua việc đọc các tập san của nghành, cập nhập các thông tin trên các phương tiện thông tin về kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ.

2. Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi dân gian, các thí nghiệm khoa học có nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

       Các bài thơ, bài hát, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò chơi, câu chuyện có nội dung gần gũi, dễ nhớ, phù hợp với trẻ. Vì vậy khi trẻ được học tập những kiến thức, kỹ năng mà lại thông qua các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi thì trẻ rất thích, hứng thú. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò chơi trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhớ rất lâu. Từ đó sẽ trở thành một tiềm thức ăn sâu trong ý thức của trẻ.

        Tôi sưu tầm các bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các tuyển tập bài hát dành cho trẻ mầm non. Các bài thơ, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi tôi cũng sưu tầm trong các quyển tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố. Có những trò chơi, tôi dựa trên lời của các trò chơi dân gian để đặt lời mới cho trò chơi đó có nội dung giáo dục về thời tiết và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ thông tin hiện đại cập nhật thường xuyên, nên tôi cũng sưu tầm được một số câu chuyện, bài hát trên mạng. Tôi còn tự viết những câu chuyện theo những chủ đề của tháng có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường gần gũi, dễ hiểu với trẻ.

* Kết quả đạt được: Tôi đã sưu tầm và sáng tác được như sau:

* Đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ: Qua các câu đồng dao, ca dao,

thành ngữ, tục ngữ này trẻ sẽ học tập được những kinh nghiệm về dự báo thời tiết mà các cụ ta đã đúc kết ra qua hàng trăm nghìn năm.( Số lượng 25 câu).

* Các thí nghiệm khoa học:

- Thí nghiệm: Hậu quả của hiệu ứng nhà kính: Giáo dục trẻ biết bảo vệ, cải thiện môi trường sống góp phần làm giảm hậu quả của biến đổi khí hậu.

- Thí nghiệm: Chìm và nổi: Giúp trẻ nhận biết được những đồ vật nào có thể giúp trẻ nổi được dưới nước.

- Thí nghiệm: Tại sao có mưa?. Giúp trẻ nhận biết vòng tuần hoàn của nước và hiểu tại sao lại có mưa.

- Thí nghiệm: Nước ô nhiễm: Trẻ hiểu về ô nhiễm nước và học cách bảo vệ môi trường.

- Thí nghiệm: Bé làm sạch nước: Trẻ hiểu được cách làm cho nguồn nước được trong sạch.

- Thí nghiệm: Làm cầu vồng: Trẻ hiểu được vì sao sau khi mưa lại hay có cầu vồng xuất hiện.

- Thí nghiệm: Cái nào nóng hơn: Giáo dục trẻ mặc trang phục phù hợp thời tiết

* Nêu gương và trả trẻ: 

       Khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện có ý nghĩa bảo vệ môi trường: tiết kiệm nước, quét dọn, mặc trang phục, đầu tóc gọn gàng, phù hợp thời tiết.... bằng cách cho trẻ cắm cờ bé ngoan.

        Nhắc nhở nhẹ nhàng các hành vi chưa có lợi cho môi trường: Để đồ dùng, đồ chơi chưa gọn, rửa tay còn vẩy nước ra ngoài, nói to, ăn không hết xuất. Bên cạnh các hoạt động trong một ngày của trẻ thì còn có một số các hoạt động khác cũng được thực hiện vào một ngày trong một tuần của trẻ, tôi cũng lồng ghép nội dung giáo dục ngăn ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu như:

* Lao động tập thể.

         Lao động tự phục vụ: Tôi dạy trẻ biết đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và đi xong biết xả nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng và để ngăn nắp là một hành vi tốt, tự biết xúc cơm, ăn hết xuất không làm rơi vãi là một hành vi tiết kiệm bảo vệ môi trường, góp phần ngăn ngừa biến đổi khí hậu.

         Lao động vệ sinh môi trường: Lau dọn đồ chơi, nhặt rác, thu gom lá ở sân trường, trồng cây, chăm sóc cây đều là việc làm tốt vì làm cho môi trường sạch đẹp góp phần ngăn ngừa biến đổi khí hậu.

          * Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt theo từng ngày. Trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà giáo viên cung cấp, hình thành thói quen, hành vi, kỹ năng, tình cảm tốt về vấn đề bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi. Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động một ngày của trẻ có lồng ghép nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu. Soạn được nhiều giáo án hay đạt hiệu quả cao khi dạy trẻ được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao về mặt chuyên môn và sáng tạo.

5. Biện pháp 5: Tổ chức các buổi hướng dẫn, thực hành ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

          Sau khi đọc và nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về cách ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai. Tôi đã lựa chọn một số phương pháp đơn giản nhẹ nhàng có thể hướng dẫn được cho trẻ mầm non để đưa vào dạy cho trẻ lớp mình. Tôi đã đưa một số tình huống giả định vào trò chơi để dạy trẻ, trẻ vừa được học, vừa được chơi rất hiệu quả. Cụ thể như sau:

-  Hướng dẫn trẻ mặc áo phao, sử dụng phao, các vật giúp nổi trên nước. Cách sử dụng ô, mặc áo mưa khi đi mưa,  che chắn bảo vệ khi  nắng.

            - Thực hành tình huống giả định: Hỏa hoạn. (Trò chơi: Tìm nhanh lối thoát) Khi trẻ đang chơi trong lớp tôi dùng một hộp bằng kim loại đục hở một lỗ cho khói có thể thoát ra. Dùng giấy ẩm châm lửa cho vào trong hộp và đậy nắp kín. Khi có một chút khói bốc ra tôi sẽ cùng các cô giáo trong lớp thông báo cho trẻ biết sắp có hỏa hoạn xảy ra. Đồng thời lúc đó hướng dẫn trẻ nhanh chân chạy ra khỏi lớp theo sự hướng dẫn của cô,trẻ không được mất bình tĩnh, la hét mà phải hợp tác để ra được nơi an toàn. Khi trẻ đã ra hết nơi an toàn tôi sẽ đưa ra tình huống để hỏi trẻ: Làm thế nào để dập đám cháy? Để trẻ trả lời.

           - Thực hành tình huống giả định: Giông, bão, sét, lũ lụt (TC: Nơi nào cao nhất)

           Tôi bày sẵn một số phao, áo phao, can nhựa...ở chỗ trẻ có thể trông thấy quanh sân trường. Khi trẻ đang chơi ngoài sân trường vui vẻ. Tôi sẽ thông báo cho trẻ biết sắp có 1 cơn dông lớn, mưa gió và rất có thể kèm theo sấm sét,lụt tràn về gây ngập sân trường. Tôi hỏi trẻ là chú ở gốc cây có an toàn không? và ngay lập tức thông báo rồi cho trẻ di chuyển về nơi an toàn theo hướng dẫn không hoảng loạn. Trẻ sẽ thật nhanh di chuyển theo cô đồng thời tìm các dụng cụ để mặc vào người như áo phao, phao, can nhựa, khối xốp...

            * Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ rất thích thú khi được cô hướng dẫn các cách sử dụng các dụng cụ để bảo vệ khi có thảm họa thiên tai xảy ra. Và trẻ được thực hành ngay nên trẻ sử dụng các dụng cụ đó rất nhanh nhẹn, thành thục đảm bảo an toàn. Được tham gia các trò chơi diễn tập trẻ  phản xạ rất nhanh nhẹn, có ý thức tìm cách nhanh nhất để thoát khỏi chỗ nguy hiểm, bảo vệ an toàn tính mạng. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy trẻ lớp mình còn rất đoàn kết biết gọi bạn cùng chạy, biết phối hợp với bạn với cô tìm nơi an toàn, không chen lấn, xô đẩy nhau, biết giúp đỡ các bạn còn luống cuống trước tình huống nguy hiểm cô đưa ra.

6. Biện pháp 6: Làm gương cho trẻ bắt chước.

           Để làm gương cho trẻ tôi luôn thực hiện nguyên tắc: ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ sức khỏe bản thân. Ngoài ra tôi còn cùng các giáo viên khác trong trường thường xuyên có những buổi lao động dọn cỏ, trồng cây, trồng hoa. Biến những khoảng đất ngập trong cỏ hoang thành những luống hoa, luống cỏ có thẩm mĩ, vừa làm gương cho trẻ, vừa giúp cảnh quan sư phạm đẹp hơn. Góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.

* Kết quả: Trẻ lớp tôi rất yêu quý các cô giáo nên mọi hành động việc làm gương mẫu của cô giáo trẻ đều học tập theo và nghe lời cô dặn khi về nhà. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, có thái độ và hành vi tốt để phòng ngừa, ứng phó hậu quả của biến đổi khí hậu, giữ môi trường ở lớp, ở nhà xanh, sạch, đẹp.

7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh

          Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Tôi thường xuyên tuyên truyền, cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục về BĐKH phù hợp với lứa tuổi của trẻ thông qua góc tuyên truyền của lớp, của trường.

             - Góc tuyên truyền của lớp: tôi thường xuyên cập nhật thay đổi các hình ảnh, tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, để sao cho phụ huynh dễ nhìn thấy và đọc được. Các tài liệu tuyên truyền đó nội dung phù hợp với các  chủ đề giáo dục trong tháng....

                                                                                                                                                                             Tác giả

 

                                                                                                                                                                         Vũ Thị Tâm