Giáo án: Đề tài: Tách và gộp nhóm có 7 đối tượng thành 2 nhóm bằng các

GIÁO ÁN

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

Đề tài: Tách và gộp nhóm có 7 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau.

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi

Thời gian: 30 - 35 phút

Số lượng: 20 - 25 trẻ

Người thực hiện: Vũ Thị Út

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức:

              - Trẻ biết tách 1 nhóm đối tượng có số lượng là 7 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau.

- Trẻ biết số lượng và chữ số tương ứng trong phạm vi 7.

              - Trẻ biết đặc điểm riêng của từng đối tượng.

2/ Kỹ năng:

            - Trẻ có kỹ năng đếm thành thạo đến 7 và đếm theo khả năng của trẻ.

            - Rèn luyện và phát triển kỹ năng tách, gộp, kĩ năng quan sát, ghi nhớ.

            - Trẻ biết sử dụng các từ: Tách, gộp.

3/ Thái độ:

           - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.

           - Trẻ biết hợp tác các bạn trong nhóm hoàn thành trò chơi hoặc bài tập.

II/ Chuẩn bị:

           - Địa điểm; Trong lớp  

          - Đội hình: Trẻ ngồi hình chữ U

1/ Đồ dùng của cô:

         - Quần áo, mũ, mặt nạ, quân xúc xắc có các mặt là số: 5,6,7 của chú hề.

         - Giáo án, bảng, phấn ghi các kết quả .

         - Nhạc không lời biểu diễn hề, nhạc bài bài “ Five little ducks” , “Finger family”.

         - Vòng nhựa: Cho trẻ chơi

2. Đồ dùng của trẻ:

        - 6 bàn để đồ dùng của trẻ : 6 rổ đựng đồ dùng đồ chơi các loại sắn có ở lớp mang các dấu hiệu khác nhau: màu sắc, hình dạng, quả, con vật,bánh, đồ chơi ghép nút…

        - Mỗi trẻ 1 rổ nhỏ,1 tấm bìa, 1 dây gồm 7 hạt.

        - 21 quả bóng bay có hình dạng màu sắc khác nhau.

        + Đội 1: 7 quả bóng  có 2 màu sắc khác nhau

        + Đội 2: 7 quả có kích thước to,  nhỏ khác nhau)

        + Đội 3: 7 quả có hình dạng khác nhau.

III/ CÁCH TIẾN HÀNH

1/ Ổn định tổ chức vào bài

* Ổn định tổ chức vào bài

- Cô giới thiệu khách.

- Dẫn dắt vào bài: Cô giới thiệu 1 nhân vật đặc biệt sẽ xuất hiện trong lớp (anh hề).

- Cô và trẻ cùng chào đón anh hề ( cô bật nhạc biểu diễn hề.

2/ Phương pháp, hình thức tổ chức.

a/ Ôn đếm số lượng, chữ số trong phạm vi 7

- Anh hề mang đến một trò chơi với quân  xúc xắc.

- Khi anh hề tung xúc xắc mặt trên xúc xắc là số hoặc chấm tròn số lượng bao nhiêu thì trẻ vận động cơ thể theo ý thích (vỗ tay, dậm chân, lắc đầu…)

+ Xúc xắc thể hiện số 5- trẻ thực hiện 5 vận động.

- Cô cho trẻ thực hiện lần 2 theo yêu cầu của cô.

+ Xúc xắc thể hiện số 6- trẻ thực hiện 6 vận động.

+ Xúc xắc thể hiện số 7-trẻ thực hiện 7 động tác.

- Mỗi lần quân xúc xắc tung trẻ đọc số trên mặt quân xúc sắc.

- Cô mời trẻ cầm rổ đi lấy 7 đồ dùng có cùng 1 dấu hiệu giống nhau mà trẻ thích.

- Trẻ đi lấy đồ dùng và về chỗ ngồi.

- Cô yêu cầu trẻ giúp cô xếp tất cả số đồ vật trong rổ ra trước mặt theo hàng ngang từ trái qua phải, vừa xếp vừa nhẩm đếm.

- Cô hỏi trẻ những đồ dùng trẻ vừa lấy có dấu hiệu gì chung và có số lượng là mấy?

- Mời trẻ kiểm tra bạn ngồi bên cạnh mình xem có đúng dấu hiệu và số lượng cô yêu cầu không.

- Cô cho trẻ kiểm tra bằng cách cho cả lớp cùng đếm.

b. Tách nhóm 7 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.

*Tách theo ý thích:

- Cô yêu cầu trẻ với 7 đồ dùng các con vừa lấy các con hãy tách cho cô làm 2 phần tùy theo cách của các con.

- Trẻ tách nhóm đồ dùng của trẻ thành 2 nhóm theo ý thích của trẻ.

- Cô cho trẻ nêu kết quả mà trẻ tách.

- Trẻ nêu đến đâu cô ghi kết quả lên bảng.

- Cô cho trẻ rút ra kết luận về các cách tách.

- Cô cho từng nhóm gộp 2 nhóm lại thành 1 nhóm.

+ Mời nhóm có cách chia là 1 – 6; 6-1

+ Mời nhóm có cách chia là 2 – 5; 5-2

+ …………………..3-4; 4-3

-  Mỗi lần gộp 2 nhóm laị cô hỏi trẻ:

+ Gộp 2 nhóm lại được nhóm có mấy?

=> Cô chính xác hóa kết quả và kết luận: 7 tách thành 2 nhóm có rất nhiều cách như: 1-6; 2;5; 3-4…, nhưng khi gộp 2 nhóm đó lại được nhóm có 7.

* Tách theo yêu cầu:

- Cô cho trẻ tách hạt trên dây theo yêu cầu của cô (Cô tổ chức cho trẻ thực hiện 3-4)

+ Cách 1 : 1 – 6

+ Cách 2 : 2 – 5

+ Cách 3 : 3 – 4

- Khi cho trẻ tách theo yêu cầu của cô thì sau mỗi lần tách cô cho trẻ gộp lại ngay. 

- Trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ.

c. Trò chơi luyện tập củng cố

*Trò chơi 1: “Lùa vịt

- Cô chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7 bạn. Cô đóng vai người chăn vịt.

+ Cách chơi: Anh hề chia lớp mình thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 7 bạn về đứng xung quanh 2 cái chuồng và đi theo tiếng nhạc, khi nhạc dừng  thì các chú vịt nào đứng gần chuồng nào thì  phải thật nhanh thò 1 chân vào chuồng đó.

- Người chăn vịt là anh hề sẽ kiểm tra kết quả và hỏi trẻ.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần

- Cô hỏi từng nhóm: nhóm mình có mấy bạn vịt thò chân vào chuồng màu đỏ, mấy bạn vịt thò chân vào chuồng màu vàng?

- Cô kiểm tra 2 nhóm còn lại và đổi nhóm chơi

* Trò chơi 2: “Ai nhanh trí”

- Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có 7 bạn, anh hề tặng cho mỗi đội 1 chùm bóng có 7 quả bóng có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau.

+ Đội 1: 7 quả bóng  có 2 màu sắc khác nhau

+ Đội 2: 7 quả có kích thước  to nhỏ khác nhau.

+ Đội 3: 7 quả có hình dạng khác nhau

- Các đội chơi sẽ phải tách 7 quả bóng thành 2 nhóm có đặc điểm khác nhau và nêu đặc điểm khác nhau của 2 nhóm đó.

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần).

3. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học và gợi mở cho trẻ khám phá tiếp hoạt động tách nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần trong giờ hoạt động góc.

- Cô nhận xét khen trẻ

- Anh hề tặng mỗi bạn 1 quả bóng

- Hát vận động nhẹ nhàng bài hát “Finger family” kết thúc tiết học.