NGÂN HÀNG NỘI DUNG - HĐGD NHÀ TRẺ NHÓM 13 - 24 THÁNG (LVPTTC)

                                                                                                              NGÂN HÀNG NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

          NHÀ TRẺ NHÓM 13 - 24 THÁNG

NĂM HỌC: 2017 – 2018

Mục tiêu

Thời gian

thực hiện

Nội dung – Hoạt động

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

* Phát triển vận động

1. Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

Bắt chước một số động tác theo cô: giơ cao tay - đưa về phía trước - sang ngang.

 

               

                          

 

 

 

 

                     

Cả năm

*Động tác hô hấp:

+ Tập hít vào thật sâu

+ Thở ra từ từ

( Gà gáy, thổi bóng, thổi nơ….)

*Động tác cơ tay và bả vai:

+ 2 tay giơ lên cao, hạ xuống

+ 2 tay đưa sang ngang, hạ xuống

+ 2 tay đưa về phía trước - đưa về phía sau

*Động tác cơ lưng, cơ bụng

+ Cúi người về phía trước.

+ Nghiêng người sang 2 bên.

*Động tác cơ chân

+ Đứng nhún chân

+ Dang sang hai bên

+ Ngồi xuống, đứng lên

+ Bật tại chỗ

- Tập với nhạc vui nhộn: Tập với vòng; Tập với cành hoa; Tập với gậy; Tập với hoa tập; Tập với bóng; Tập với dây nơ; Tập với quả; Tập với cành lá;Tập với bông tập.

2. Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi theo đường thẳng (ở trên sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ trên hai tay và đi hết đoạn đường 1,8 - 2m

T12,4

*Hoạt động học:

-Tập đi, chạy:

+ Đi theo hướng thẳng

+ Đi bước vào vòng

+ Đi bước qua vật cản

+ Đi theo hiệu lệnh

+ Đi trong đường hẹp

+ Đi có mang vật trên tay

*Trò chơi vận động:

+Trời nắng trời mưa; Con rùa, Hái hoa, Gieo hạt, Cây cao cây thấp; Dung dăng dung dẻ; Nu na nu nống; Chi chi chành chành; Kéo cưa lừa sẻ.

2.2.Thực hiện phối hợp vận động tay –mắt : biết lăn –bắt bóng với cô.

T1,2,3,4,5

*Hoạt động học:

+ Lăn bóng với cô

+ Lăn bóng bằng 2 tay

+ Lăn bóng qua cổng

+ Tung bóng  bằng 2 tay

+ Tung bóng qua dây

*Trò chơi vận động:

+Hái quả, Gieo hạt, Dung dăng dung dẻ, Chi chi chành chành; Gà trong vườn rau; Cây cao cây thấp; Hái hoa, Nu na nu nống, Bóng tròn to,  Trời nắng trời mưa; Con rùa; Mèo và chim sẻ; Kéo cưa lừa sẻ.

2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể rong khi bò, trườn, chui qua vòng, qua vật cản

T10,11,4

*Hoạt động học:

+ Bò tới đích

+ Bò dưới dây

+ Bò chui qua cổng

+ Bò qua vật cản

+ về phía trước có mang vật trên lưng

+ Trườn về phía trước

+ Trườn tới đích

*Trò chơi vận động:

+ Nu na nu nống, Bóng tròn to, Kéo cưa lừa sẻ, Chim mẹ chim con,  Trời nắng trời mưa, Con rùa.

2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném bằng một tay lên phía trước được khoảng 1,2 m; đá bóng lăn xa lên trước tối thiểu 1,5 m

T2,3,5

*Hoạt động học:

+ Ném về phía trước bằng 1 tay

+ Ném bóng qua dây  

*Trò chơi vận động:

+ Dung dăng dung dẻ, Hái hoa, Chi chi chành chành; Bóng tròn to; Kéo cưa lừa sẻ, Nu na nu nống.

3. Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt

3.1. Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay

Cả năm

* Vận động tinh:

- Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay

- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật

- Đóng mở lắp có ren

- Xoa tay, chậm đầu các ngón tay với nhau.

3.2.Tháo lắp, lồng được 3-4 hộp tròn, xếp chồng được 2-3 khối trụ.

Cả năm

- Xâu lá, xâu vòng hoa lá, xếp nhà

- Nhón nhặt đồ vật

- Tập nặn quả tròn

- Tháo lắp các lồng hộp tròn, vuông

- Xếp chồng 4-5 khối

- Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay.

- Múa theo nhạc.

*Trò chơi:

-Con muỗi, chi chi chành chành.

-Chơi cới các đồ chơi, con vật bằng nhựa.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

 

 

1. Nền nếp, thói quen tốt  trong sinh hoạt

 

*Hoạt động mọi lúc mọi nơi:

- Thực hiện các hoạt động ăn, ngủ vệ sinh theo chế độ sinh hoạt 1 ngày.

- Luyện tập đi vệ sinh đúng nơi qui định;

-Tập một số thói quen tốt: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Gọi cô khi bị ướt, bị bẩn.

- Luyện tập một số kỹ năng tự phục vụ: Tự cầm cốc uống nước; Tập ngồi vào bàn ăn, Tự xúc cơm ăn; Vứt rác vào thùng rác; Ăn cháo, cơm với các loại thức ăn khác nhau theo đúng độ tuổi; Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn ngủ, vệ sinh.

-Rèn trẻ nề nếp ăn, nếp ngủ, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

-Thường xuyên chao đổi với phụ huynh để tăng chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

-Kết hợp với phụ huynh có chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ để phát triển về chiều cao, cân nặng.

-Duy trì ngày “Dinh dưỡng của bé” Vào thứ năm hàng tuần, động viên các bậc phụ huynh mang thêm ( Trứng, sữa, bánh…) cho con, để giúp trẻ phát triển tốt hơn về cân nặng và chiều cao.

1. 1. Thích nghi với chế độ ăn cơm nát, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau

Cả năm

1.2. Ngủ 1 giấc buổi trưa

Cả năm

1.3. Biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.

Cả năm

Cân nặng: Trẻ trai: 9.7-15.3; Trẻ gái: 9.1-14,8kg ( CS 01)

 

Chiều cao: Trẻ trai: 8,7- 93,9 cm:

Trẻ gái: 80-92,9 cm ( CS 02 )

 

Phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 4,5% so với năm học trước.

 

Phấn đấu giảm tỷ lệ thấp còi cho trẻ dưới 6%  so với năm học trước.

 

2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ

2.1. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn:

( ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước).

Cả năm

* Luyện tập một số kỹ năng tự phục vụ:

-Rèn trẻ kỹ năng, nề nếp chào hỏi

-Rèn trẻ kỹ năng cất ba nô, cất dép

-Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc.

-Tập ngồi vào bàn ăn

- Rèn trẻ kỹ năng trước khi ăn biết mời cô mời bạn, người lớn.

-Vứt rác vào thùng rác

- Ăn cháo, cơm với các loại thức ăn khác nhau theo đúng độ tuổi

- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

- Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu đi vệ sinh.

- Làm quen với rửa mặt, lau tay.

- Rèn trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

3. Nhận biết và  tránh một số nguy cơ không an toàn

3.1. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (Bếp đang đun, phích nước nóng, bàn là,…) khi được nhắc nhở.

Cả năm

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động mọi lúc mọi nơi:

- Cho trẻ xem tranh ảnh, xem video, clip về những tình huống nguy hiểm (Bếp đang đun, phích nước nóng, bàn là,…) để trẻ nhận biết và tránh.

-Trò chuyện một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.

-Trò chuyện một số hành động nguy hiểm và phòng tránh .

- Cho trẻ xem tranh ảnh, xem video, clip về những tình huống nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn ghế, …) để trẻ nhận biết và tránh.

-Trò chuyện một số hành động nguy hiểm và phòng tránh .

3.2. Biết tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn ghế, …) khi được nhắc nhở.

Cả năm