Giáo án 4 - 5 tuổi: Đề tài : Làm quen cái trống  (Lồng ghép nội dung t

                                                                        GIÁO ÁN

                                                            HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

                                                        Đề tài : Làm quen cái trống  (Lồng ghép nội dung toán)

                             Lớp mẫu giáo nhỡ: 4T3

                            Số lượng trẻ: 20 – 25 trẻ

                            Thời gian: 25 – 30 phút

                            Giáo viên: Phạm Thị Phượng – Đồng Thị Liệu

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức:

         - Trẻ biết đặc điểm và cách sử dụng của cái trống.

        - Trẻ nhớ được 1 vài tiết tấu đơn giản.

        - Trẻ biết cách gõ trống , phân biệt được âm thanh “tùng”, “cắc” khi gõ ở mặt trống và tang trống.

2.  Kỹ năng:

        -Trẻ phát hiện quy luật tiết tấu và bắt chước cô lặp lại tiết tấu:

       + Tùng - cắc - tùng - cắc -tùng - cắc.

       + Tùng - tùng - cắc - tùng - tùng - cắc -tùng - tùng - cắc.

       + Tùng - cắc - cắc- tùng - tùng - cắc - cắc- tùng -tùng - cắc - cắc- tùng.

       + Tùng -tùng- tùng- cắc - tùng -tùng- tùng- cắc - tùng -tùng- tùng- cắc.

        - Bước đầu biết tạo ra quy luật tiết tấu.

       - Phát triển khả năng ghi nhớ , khả năng tập trung, tính phối hợp, tính thứ tự.

       - Rèn luyện tai nghe.

3.Thái độ:

       - Trẻ tích cực khi tham gia vào giờ học.

       - Nắm được những quy định cần thiết trong tiết học.

II. Chuẩn bị

  1. Đồ dùng của trẻ:

       - Mỗi trẻ một bộ trống: 18 cái trống

2. Đồ dùng của cô:

      - 1 trống to, 1 bộ trống giống của trẻ.

      - Nhạc bài : “Nhà của tôi”, “one little fingle”.

      - Trang phục đánh trống, chú tễu, quạt, đầu lân.

III. Cách tiến hành

1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú

- Cho trẻ xem một đoạn video clip có nội dung biểu diễn trống : (Trống múa lân, trống hội, trống trường).

- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung của đoạn video

- Cho trẻ chơi một trò chơi: “Tai ai tinh”

2. Phương pháp và hình thức tổ chức.

a. Khám phá về cái trống

- Cô giới thiệu bài dạy cho trẻ làm quen với cái trống và cách đánh trống.

- Cho trẻ quan sát cái trống

- Trò chuyện về cái trống:

+ Các con có nhận xét gì về cái trống?

+ Đặc điểm trống như thế nào ?

=> Trống có mặt trống hình tròn, có tang trống, có giá đỡ. Mặt trống phẳng được đính bằng ghim .

+ Cái trống này sử dụng  như thế nào/ làm thế nào để nó kêu ? Ai muốn thử ?

- Gọi một vài trẻ lên trải nghiệm.

+ Đánh vào mặt /tang trống thì nó kêu như thế nào?

- Cô đánh một hồi trống cho trẻ nghe.

+ Các con cho cô biết cầm dùi thế nào để khi đánh trống không bị mỏi tay và có tư thế đẹp.

b. Hướng dẫn trẻ một số nhịp điệu, tiết tấu đơn giản.

- Cô sẽ cho mỗi bạn một cái trống. (Mời trẻ đi lấy trống).

- Nhắc nhở trẻ cách sử dụng trống nhỏ.

+ Cái trống này thế nào?

+ Nó khác gì so với trống các con vừa xem?(về âm thanh, hình dạng).

+ Cô con mình hãy cùng cầm dùi và đánh trống nhé!

* Sao chép các tiết tấu theo cô

- Các con vừa thử đánh trống nhỏ theo ý thích của các con. Nhưng để thực hiện một bài biểu diễn trống thật hay thì cần phải đánh trống theo nhịp điệu và tiết tấu. Hôm nay cô và các con sẽ cùng tập thử đánh trống theo nhịp điệu nhé.

- Cô gõ 4-5 loại tiết tấu. Mỗi tiết tấu gồm 3 chuỗi âm thanh lặp lại.

+ Loại 1:  Tùng - cắc - tùng - cắc -tùng - cắc.

+ Loại 2:  Tùng - tùng - cắc - tùng - tùng - cắc -tùng - tùng - cắc.

- Cô cho trẻ thực hành  kết hợp với bài hát “ If you’re happy”

+ Loại 3: Tùng - cắc - cắc- tùng - tùng - cắc - cắc- tùng -tùng - cắc - cắc- tùng.

+ Loại 4: Tùng -tùng- tùng- cắc - tùng -tùng- tùng- cắc - tùng -tùng- tùng- cắc.

- Cho trẻ thực hiện theo cô dưới hình thức (cả lớp, bạn trai, bạn gái)

* Trẻ sáng tạo ra các tiết tấu khác

- Ngoài các cách đánh vừa rồi , ai còn có cách đánh nào khác không? (Cho trẻ nêu ý tưởng)

- Mời trẻ đó gõ thử trên trống của mình

- Cô hỏi cả lớp xem bạn đánh thế nào?

- Mấy tiếng tùng ?Mấy tiếng cắc?Tiếng nào gõ trước.

- Cho từng nhóm gõ theo quy luật mới.

- Cô biết có rất nhiều các bạn sáng tạo được ra những tiết tấu hay giống bạn, cô sẽ để cái trống trong góc âm nhạc để các con được sáng tạo nhiều hơn, và khi nào thành công thì gọi cô ra nghe với nhé.

*Trò chơi âm nhạc: “Nghệ sĩ tài năng”.

- Vừa rồi , các con đã được tìm hiểu về cái trống  và sáng tạo ra những tiết tấu nhịp nhàng.

- Bây giờ các con có muốn đóng vai các nghệ sĩ tài năng không ?

- Vậy chúng mình hãy cùng biểu diễn bài hát “nhà của tôi”. Yêu cầu của cô các con hãy gõ trống theo tiết tấu “ tùng - tùng - cắc”

- Cô cho trẻ gõ lại chu kỳ cùng cô 1 lần.

- Cô cho trẻ lên biểu diễn

- Cô giới thiệu vị khách đặc biệt (Bác bảo vệ đến biểu diễn bài trống múa lân” còn trẻ sẽ hưởng ứng múa lân cùng cô.

3. Kết thúc

- Vừa rồi, các con đã khám phá cái trống cùng với âm thanh kỳ diệu của cái trống. Còn rất nhiều dụng cụ âm nhạc với những âm thanh khác nhau, cô đoán nhiều bạn chưa biết hết. Hôm sau cô con mình khám phá tiếp nhé.

- Chuyển sang hoạt động khác.