GIÁO ÁN 3-4T: LQVT Đề tài : Xếp tương ứng 1-1
14/ 03/ 2018 11:42:09 0 Bình luận
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
Lĩnh vực Phát triển nhận thức
Đề tài : Xếp tương ứng 1-1
Lớp: 3T2
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi)
Số lượng trẻ: 18 – 25 trẻ
Thời gian: 20 - 25 phút
Giáo viên: Phạm Thị Thúy Vân + Đỗ Thị Huệ
I. Mục đich – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách ghép tương ứng 1-1 của 2 nhóm đối tượng.
2. Kỹ năng:
- Trẻ xếp tương ứng 1 đối tượng của nhóm này với một đối tượng của nhóm khác.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, tính thứ tự.
- Phát triển khả năng toán học.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ người khác.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 khay nhựa trong đó có: 3 bát, 3 thìa, 1 bát đựng 3 hạt đậu hà lan to.
- Mỗi nhóm gồm: 1 rổ chai, lọ có kích thước khác nhau.
2. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: “Nhà của tôi”; “”
- 3 cái máy giặt có đựng: gang tay, tất, mũ, khẩu trang,…
- 3 giá phơi đồ
- 3 rổ đựng kẹp quần áo bằng gỗ.
III. Tiến hành
1.Ổn định tổ chức vào bài
- Cô giới thiệu và mời trẻ cùng đến tham dự ngày “Gia đình hạnh phúc”.
- Cô giới thiệu khách và các đội chơi
- Cô giới thiệu các phần thi trong ngày hội: “Gia đình hạnh phúc”.
+ Phần thi thứ nhất: Người phục vụ giỏi.
+ Phần thi thứ 2: Thử tài của bé
- Để chào mừng ngày gia đình hạnh phúc xin mời các gia đình hãy cùng khởi động (cô và trẻ hát vận động bài “Nhà của tôi”.
2.Phương pháp, hình thức tổ chức.
a. Dạy trẻ kĩ năng ghép tương ứng 1-1.
- Cô mời trẻ đi lấy đồ dùng và đến với phần thi: “Người phục vụ giỏi”.
- Cô mời trẻ đi lấy đồ dùng và về chỗ ngồi.
- Hoạt động: Xếp thìa vào bát.
- Chúng ta sẽ giúp cô xếp thìa vào bát nhé.
+ Cô yêu cầu trẻ lấy tất cả bát ra và xếp thành hàng ngang trước mặt.
(Cô yêu cầu trẻ xếp bằng tay phải, xếp từ trái sang phải).
+ Cô yêu cầu trẻ xếp mỗi thìa cạnh một bát.
+ Cô yêu cầu trẻ để vào mỗi bát một cái thìa.
- Cô chú ý kiểm tra kết quả của trẻ khen trẻ.
- Cách để một cái thìa vào 1 cái bát gọi là xếp tương ứng 1-1.(Cho trẻ nhắc lại).
+ Các con có thể lấy thìa ra và để bên cạnh bát đấy cũng là một cách xếp tương ứng 1-1 nhưng đó là xếp bên cạnh.
- Cung cấp thêm kiến thức nâng độ khó bằng cách cho trẻ xúc hạt vào bát.
- Cô cho trẻ cất thìa vào rổ và cho trẻ lấy bát hạt để trên tay, và lấy 1 thìa.
+ Yêu cầu của cô là mỗi bát một hạt đậu.
- Cô cho trẻ cất đồ dùng vào rổ, khay rồi bưng về bàn tiệc.
b. Luyện tập củng cố.
* Phần thi: Thử trí thông minh
- Trò chơi: Tìm nắp cho chai to chai nhỏ:
- Cách chơi: Cô cho trẻ quan sát chai, và hỏi trẻ:
+ Cô hỏi trẻ đây là cái gì? Các con nhìn xem các chai này như thế nào?(Có kích cỡ khác nhau); chai này thiếu cái gì).Tại sao chai phải có nắp đậy?.
+ 1 chai cần bao nhiêu cái nắp?
+ Chai to thì phải dùng nắp to
+ Chai nhỏ thì dùng nắp nhỏ
- Luật chơi: Trẻ phải chọn nắp phù hợp với chai to chai nhỏ và mỗi chai có một cái nắp đậy.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, trẻ chơi cô quan sát và gợi ý giúp trẻ.
- Khi trẻ chơi xong cô hỏi trẻ cách nắp một nắp chai với một cái chai gọi là gì?
* Trò chơi 2: Giúp bố mẹ phơi đồ
- Cô giới thiệu tên trò chơi và chia trẻ thành 3 gia đình.
+ Trước khi tham gia trò chơi ban tổ chức tặng cho 3 gia đình mỗi gia đình 1 máy giặt, 1 giá phơi đồ, 1 rổ kẹp quần áo.
- Cách chơi: Trong máy giặt có rất nhiều đồ chưa phơi. Chúng ta hãy giúp bố mẹ phơi các đồ nhỏ này bằng kẹp nhé.
+ Cô cho trẻ thực hiện kẹp đồ.
- Luật chơi: Với một cái kẹp chỉ được kẹp một đồ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm
- Nhận xét khen trẻ.
3. Kết thúc
* Củng cố
- Cô nhận xét giờ học
+ Cảm ơn các bé đã đến với ngày hội “ Gia đình hạnh phúc”.
- Cô tổ chức cho các bé liên hoan và mời khách liên hoan cùng trẻ trên nền nhạc nhẹ với bữa tiệc vui vẻ.