Giáo án hoạt động góc : Đề tài: Ngôi nhà hạnh phúc ( 5 - 6 T)
14/ 03/ 2018 11:46:29 0 Bình luận
Giáo án hoạt động góc
Đề tài: Ngôi nhà hạnh phúc
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
Thời gian: 40 - 50 phút
Số lượng: 20 – 25 trẻ
Người thực hiện: Vũ Thị Út – Phạm Thị Hương
I/ Dự kiến nội dung góc chơi.
1. Góc xây dưng: Xây dựng ngôi nhà của bé với các phòng với đầy đủ đồ dùng trong ngôi nhà (góc trọng tâm)
2. Góc nghệ thuật: Vẽ, gấp dán và quần áo quần áo cho người thân trong gia đình, làm tranh gia đình.
3. Góc học tâp:
- In, đồ tô chữ cái đã học.
- Số và số lượng trong phạm vi 7, tách gộp trong phạm vi 7, làm bài tập giấy.
4. Góc phân vai:
+ Nhóm bán hàng: Bán các mặt hàng tạp hóa, các mặt hàng phục vụ cho các bác xây dựng và các mặt hàng phục vụ trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của các gia đình.
+ Nhóm nấu ăn: Nấu các món ăn hàng ngày trong gia đình.
+ Đóng vai các thành viện trong gia đình (bố, mẹ, con) đi du lịch
5. Góc KNTPV: Rót khô, gấp quần áo, mặc quần áo chăm sóc em...
6. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây: tưới cây, pha màu, tô tượng
7. Góc sách truyện:
- Tập kể chuyện: 3 cô gái; xem sách tranh về gia đình
II/ Mục đích ,yêu cầu.
- Kiến thức
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu: gạch, hàng rào, cây hoa, thảm cỏ và các nguyên vật liệu khác để xây dựng khu nhà bé ở có ngôi nhà đẹp, sắp xếp các khu vực không gian trong ngôi nhà theo tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ biết các góc chơi của lớp.
- Trẻ nhập vai chơi vào các góc. Biết thể hiện hành động của vai chơi, thể hiện tình cảm của bản thân với các nhân vật chơi. Biết phối hợp chơi theo nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề, nội dung chơi, đồ dùng thay thế.
- Biết số-số lượng, tách gộp trong phạm vi 7.
- Biết vẽ, gấp và dán làm tranh về gia đình
- Hiểu được ý nghĩa của việc chơi.
- Trẻ biết công dụng và cách sử dụng và các đồ dùng, đồ chơi trong quá trình chơi.
2. Kỹ năng
- Thể hiện vai chơi một cách khéo léo.
- Có sự hợp tác, chia sẻ giữa các góc chơi với nhau.
- Có kỹ năng tham gia hoạt động góc.
- Trẻ phân vai chơi rỗ ràng, cùng nhau phối hợp, đoàn kết , hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ tính đơàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Thể hiện nội quy các góc chơi.
- Trẻ tham gia chơi hứng thú.
- Trẻ biết cùng nhau thỏa thuận các vai chơi.
III/ Chuẩn bị
- Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi chu đáo hợp lý thuận tiện bao quát của cô và của trẻ
- Chuẩn bị đồ chơi phong phú đa dạng phù hợp với từng góc chơi
1. Góc phân vai
+ Chơi bán hàng: Bán đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình, cây cảnh, hoa, các loại thực phẩm rau củ, quả, bánh kẹo, bim bim, đồ dùng xây dựng
+ Các món ăn, quần áo giầy dép...
+ Nhóm nấu ăn: các loại đồ dùng gia đình phục vụ cho nấu ăn, nguyên liệu để xào nấu một số món….
2. Góc xây dựng : (Góc trọng tâm)
+ Đồ dùng xây dựng: dao xây, thước đo, thước ngắm các loại, xô, xẻng…
+ Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, gỗ hình tam giác…
+ Một số đồ dùng tự tạo khác: nhà, hàng rào, cây cối, rau , hoa, cổng…
+ Mô hình nhà của bé, giường, tủ, bàn ghế, bếp ăn.
3. Góc nghệ thuật
- Tạo hình: Giấy vẽ, bút sáp, bút chì, hình ảnh về gia đình, sách album, kéo, hột hạt, tượng, màu sáp, màu nước, bút vẽ, khăn lau tay.
- Âm nhạc: các bài hát trong chủ đề.
+ KNTPV: Bộ học cụ rót khô, gấp quần áo, mặc quần áo chăm sóc em...
4. Góc học tập
- Tranh ảnh về gia đình, chọn phân loại đồ dùng đồ chơi, chơi với các số từ 1-7, đồ dùng tách nhóm có 7 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau.
- Bài tập giấy,
5. Góc sách truyện
- Rối truyện 3 cô gái, sách truyện có liên quan đến chủ đề gia đình.
5. Góc thiên nhiên
- Chăm sóc cây: tưới cây, tô tượng.
IV/ Cách tiến hành:
1/ Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu khách
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Nhà của tôi”
2/ Phương pháp hình thức tổ chức..
a/ Thỏa thuận chơi:
* Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề: Ngôi nhà của bé
- Các bé vừa hát song bài hát gì?
- Bài hát nói về cái gì?
- Thế các bé có biết ngôi nhà dùng để làm gì không nhỉ?
- ở đó có những ai?
- Vậy để xây dựng đựơc một ngôi nhà thì đầu tiên rất quan trọng là bố mẹ chúng mình phải có gì nào?
- Khi đã có tiền rồi bố mẹ chúng mình sẽ đi mua cái gì về để xây nhà?
- Vật liệu xây dựng là những cái gì?
- Đồ dùng xây dựng bao gồm những cái gì?
- Ai là người sẽ giúp chúng ta thiết kế, xây nên những ngôi nhà thật đẹp?
- À đúng rồi để xây dựng được một ngôi nhà thì đầu tiên bố mẹ chúng mình cần phải có tiền , khi đã có tiền rồi bố mẹ chúng mình cần phải mua rất nhiều vật liệu xây dựng về như: gach, ngói, si măng….. Từ các nguyên vật liệu thô sơ này qua bàn tay khéo léo của các bác thơ xây đã biến chúng trở những ngôi nhà rất đẹp ở nhà chúng mình đấy!
* Cô giới thiệu góc chơi:
- Góc xây dựng
- Tại lớp học của chúng mình hôm nay cô cũng chuẩn bị một góc xây dựng rất đẹp với đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi đấy!
- Vậy hôm nay bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng?
- Góc xây dựng cần có ai làm tổ trưởng?
- Ngoài góc xây dựng ra hôm nay cô còn chuẩn bị rất nhiều các góc khác nữa . Đó là góc phân vai ở góc này hôm nay các con sẽ chơi đóng vai bán hàng và nấu ăn.
- Vậy bạn nào muốn chơi ở nhóm nấu ăn?
- Bạn nào muốn chơi ở nhóm bán hàng?
- Còn phía bên tay trái cô là góc học tập bạn nào muốn chơi ở góc học tập?
- Cuối cùng ở ngay trước mặt các con là góc tạo hình những bạn nào muốn chơi ở góc này?
- Mỗi con đã có những lựa chọn các góc chơi rồi, bây giờ cô mời các con trở về đúng nhóm mình thích chơi nào.
- Trẻ nhận vai chơi và trình bày ý tưởng chơi của nhóm mình.
* Giáo dục trẻ trước khi về các góc chơi:
- Cô thấy mỗi nhóm đã có một kế hoạch chơi rất rõ ràng trong ngày hôm nay rồi , vậy trở về các nhóm chơi thì chúng mình phải chơi như thế nào?
- Chơi song các con phải làm gì?
- Và bây giờ cô mời các bé trở về các góc chơi của mình!
b/ Quá trình chơi:
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống nếu có.
- Cô chú ý tới các góc chơi chính, khuyến khích động viên trẻ tập trung vào vai chơi trong từng nhóm
c/ Nhận xét:
- Cô đi đến tứng nhóm chơi để nhận xét các nhóm chơi và nhóm nào hết hứng thú cô kết thức nhóm chơi đó và mời các nhóm chơi trở về góc xây dựng để thăm quan công trình.
- Trưởng nhóm xây dựng trình bày ý tưởng xây dựng của nhóm.
- Cho trẻ nhận xét về công trình xây dựng của nhóm xây dựng
=> Cô nhận xét chung: Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở trẻ cho buổi chơi lần sau tốt hơn.
- Cô nhắc nhở trẻ cất dọn đồ dùng cùng cô và chuyển hoạt động.
3/ kết thúc :
Yêu cầu trẻ cất cất đồ chơi đúng nơi quy định cô và trẻ cùng chào khách.