KẾ HOẠCH Công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017- 2018

14/ 03/ 2018 20:20:00 0 Bình luận

  

PHÒNG GD&ĐT PHÚ XUYÊN                          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM       

  TRƯỜNG MN HỒNG THÁI                                             Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

            Số: 54/KH-MNHT                                                                        Hồng Thái, ngày 19 tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH

Công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017- 2018

I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

            Căn cứ Nghị dịnh số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục;

        Căn cứ Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;

          Căn cứ Công văn số 2936/SGD&ĐT-TTr ngày 01/9/2017 của SGD&ĐT Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục năm học 2017-2018;

         Căn cứ công văn số 218/KH-GD&ĐT ngày 7/9/2017 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Phú Xuyên về Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018;

         Căn cứ Kế hoạch số 218/PGD&ĐT-GDMN ngày 09/9/2017 của Phòng GD&ĐT Phú Xuyên về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 cấp học Mầm non huyện Phú Xuyên;

         Căn cứ kế hoạch số 43/KH-MNHT ngày 11/9 /2017 của Trường MN Hồng Thái về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018;

         Căn cứ tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và kết quả công tác kiểm tra năm học 2016-2017.

          Trường Mầm non Hồng Thái xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018, cụ thể như sau:

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

       - Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường là một chức năng cần thiết của quản lý trường học, là một nội dung quan trọng của công tác quản lý giáo dục.

       - Qua công tác kiểm tra kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện quy chế chuyên môn từ đó có biện pháp giúp đỡ, chấn chỉnh, khắc phục nghiêm túc và thực hiện đúng quy chế, quy định của ngành, của nhà trường.

      - Qua kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương trường học, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. Là căn cứ để đánh giá và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.

2. Yêu cầu

       - Ban kiểm tra nội bộ phải thường xuyên theo dõi, xem xét đánh giá toàn bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với các quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

3.Nguyên tắc.

      - Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính đại trà, toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả, kiểm tra được tổ chức thường xuyên, kịp thời theo đúng kế hoạch.

        - Công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường phải được thực hiện trên nguyên tắc: Hiệu trưởng vừa là chủ thể kiểm tra vừa là đối tượng kiểm tra.

           - Lập hồ sơ kiểm tra và lưu giữ hồ sơ kiểm tra

III. NHIỆM VỤ:

1. Nhiệm vụ trọng tâm:

         Theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của cấp học mầm non huyện Phú Xuyên và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của nhà trường trong đó:

        - Chú trọng kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động của ngành; việc thực hiện phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc thực hiện “3 công khai” trong nhà trường; nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Đánh giá đúng năng lực giảng dạy của từng giáo viên, từng bộ phận trong nhà trường.

         - Thực hiện tốt việc tiếp dân, đẩy mạnh kiểm tra hành chính và kiểm tra chuyên môn, chú trọng việc tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật. Chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương; kiên quyết không để các hiện tượng tiêu cực xảy ra; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường. Không để tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

        - Tích cực đổi mới các hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, sử dụng công nghệ mới, phương tiện hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục và chất lượng giảng dạy, học tập trong nhà trường. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, quan tâm đến năng lực cá nhân, tăng cường các hoạt động trải nghiệm; chú trọng quản lý chất lượng giáo dục.

        - Quản lý chặt chẽ việc thu chi trong các cơ sở giáo dục, đảm bảo công khai, minh bạch không để tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

        - Nâng cao chất lượng hiệu quả các cuộc kiểm tra nội bộ; tập chung kiểm tra các chuyên đề đã xây dựng trong kế hoạch, đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm, công khai trước HĐSP nhà trường.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

       - Thành lập Ban kiểm tra nội bộ năm học 2017 - 2018 có đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ.

      - Xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn của nhà trường, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.

     - Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch. Đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, bám đúng mục tiêu; tránh bệnh thành tích đối phó không hiệu quả.

      - Ban kiểm tra nội bộ phối kết hợp với Ban TTND để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị với hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn xử lý đúng thẩm quyền và trách nhiệm về kết quả kiểm tra, khắc phục các hạn chế và sai sót kịp thời.

        - Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và đúc rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA NỘI BỘ:

        Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017-2018 và tình hình thực tế của nhà trường ban kiểm tra nội bộ xây dựng nội dung kế hoạch kiểm tra, cụ thể như sau:

         *.Tổ chức lực lượng: Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban kiểm tra bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ Phó các tổ chuyên môn và thanh tra nhân dân của trường, danh sách các thành viên cụ thể (đính kèm)

* Hoạt động kiểm tra:

Trong năm học, nhà trường tiến hành tự kiểm tra một số nội dung sau:

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, gồm: Kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề

- Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận.

- Kiểm tra công tác quản lý của thủ trưởng.

- Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

- Kiểm tra một số nội dung khác.

Nội dung cụ thể.

1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên:

1.1. Kiểm tra toàn diện giáo viên và cô nuôi:

a. Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.

+ Kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên, hoạt động của cô nuôi.

b. Biện pháp:

Sử dụng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán tham gia kiểm tra.

c. Chỉ tiêu:

+ Kiểm tra toàn diện 17/48 giáo viên = 35%.

+ Kiểm tra toàn diện 3/ 9 cô nuôi = 33%.

Danh sách GV, nhân viên được kiểm tra toàn diện trong năm học 2017-2018: ( đính kèm)

1.2. Kiểm tra chuyên đề của giáo viên

a. Nội dung kiểm tra:

- Đối với giáo viên:

+ Kiểm tra trình độ, nghiệp vụ sư phạm.

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy.

+ Kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học.

+ Kiểm tra đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Đối với cô nuôi:

+ Kiểm tra trình độ, nghiệp vụ nấu ăn.

+ Kiểm tra việc thực hiện thực đơn, quy trình chế biến một chiều đảm bảo vệ sinh ATTP.

+ Kiểm tra hồ sơ nuôi dưỡng, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Kiểm tra việc sử dụng thiết bị, đồ dùng CSND.

b. Biện pháp thực hiện: Sử dụng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và cô nuôi cốt cán tham gia kiểm tra, đánh giá, xếp loại.

c. Chỉ tiêu:

Kiểm tra chuyên đề 31/48 giáo viên = 65%,

Kiểm tra NVND 6/ 9 nhân viên = 67%.

(DS: Giáo viên, nhân viên không nằm trong danh sách kiểm tra toàn diện)

2. Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận (Kế toán, văn thư, Y tế...)

2.1. Kiểm tra các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn:

a. Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng, phụ trách bộ phận.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch, biên bản họp, chất lượng hoạt động, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.

- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm.

- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ, nhóm và bộ phận.

b. Biện pháp thực hiện:

Huy động tối đa CBQL và các tổ trưởng chuyên môn tham gia kiểm tra.

c. Chỉ tiêu:

- Thực hiện kiểm tra 01 lần/tổ, nhóm/năm học.

- Kiểm tra các tổ, nhóm chuyên môn như:

           + Tổ chuyên môn mẫu giáo.

           + Tổ chuyên môn nhà trẻ.

           + Kiểm tra tổ Văn phòng – bếp .

2.2. Kiểm tra các hoạt động của các bộ phận (Y tế, văn thư, hành chính):

a. Nội dung kiểm tra:

          - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động, việc thực hiện kế hoạch, hồ sơ, sổ sách liên quan tới công tác y tế.

           - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư, hành chính:

        + Kiểm tra việc quản lý văn bản đi đến, lưu trữ, cập nhật thông tin, soạn thảo văn bản; hệ thống hồ sơ (hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ nhân sự, hồ sơ thi đua, khen thưởng, kỷ luật..), sổ sách liên quan (sổ theo dõi công văn đi đến, sổ danh bộ học sinh...).

+ Kiểm tra việc công khai thủ tục hành chính.

+ Đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn phòng.

b. Biện pháp thực hiện:

Huy động tối đa CBQL và các tổ trưởng chuyên môn tham gia kiểm tra.

c. Chỉ tiêu:- Thực hiện kiểm tra mỗi bộ phận 01 lần/năm học.

2.3. Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác kế toán:

a. Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra việc thực hiện tài chính theo quy định hiện hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng .

- Kiểm tra việc công khai tài chính, tài sản theo quy định hiện hành.

- Thực hiện thu - chi các khoản do nhân dân, tổ chức đóng góp

- Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ tài chính theo quy định.

b. Biện pháp thực hiện:

Huy động tối đa CBQL và các tổ trưởng chuyên môn tham gia kiểm tra

c. Chỉ tiêu:

- Thực hiện kiểm tra 02 lần/năm học.

3. Kiểm tra công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị:

a. Nội dung kiểm tra:

        - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch năm học và hàng tháng của hiệu trưởng.

         - Kiểm tra việc thực hiện các mặt giáo dục; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với CBGVNV, học sinh và công tác phát triển đội ngũ; công tác chỉ đạo, quản lý hành chính, tài chính, tài sản; Việc thực hiện công khai; công tác kiểm tra nội bộ; việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; công tác xã hội hoá giáo dục.

        - Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, việc kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện đánh giá theo chuẩn đối với giáo viên, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.

b. Biện pháp thực hiện:

Huy động tối đa CBQL và các tổ trưởng chuyên môn tham gia kiểm tra.

c. Chỉ tiêu:

- Thực hiện kiểm tra 01 lần/năm học.

4. Kiểm tra việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a. Nội dung kiểm tra:

      - Công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo: Kiểm tra việc xây dựng sổ sách tiếp công dân, sổ theo dõi đơn thư khiếu nại, tố cáo, ghi chép theo quy định; bố trí địa điểm tiếp công dân phù hợp; thiết lập hồ sơ vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) đúng theo quy định; việc thực hiện kê khai và xử lý thông tin về thu nhập cá nhân.

       - Công tác phòng chống tham nhũng: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện Luật PCTN, thực hành tiết kiệm chống lạm pháp của nhà trường, việc xây dựng các quy định, quy chế của nhà trường theo yêu cầu của công tác PCTN (Kế hoạch thực hiện Luật PCTN, quy chế làm việc, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản, công khai các hoạt động của đơn vị theo quy định); việc xây dựng hồ sơ sổ sách và cập nhật, ghi chép theo quy định...

b. Biện pháp thực hiện:

 Huy động tối đa CBQL và các tổ trưởng chuyên môn tham gia kiểm tra.

c. Chỉ tiêu:

   - Thực hiện kiểm tra ít nhất 01 lần/năm học.

        5. Kiểm tra các hoạt động của trẻ em: Thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ giáo viên để kiểm tra kết quả các hoạt động của trẻ như: nề nếp, thói quen, kỹ năng và kết quả đạt được của trẻ khi tham gia các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động vệ sinh, ăn , ngủ...kỹ năng sống qua các hoạt động hàng ngày theo yêu cầu của từng độ tuổi. Từ đó có cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của giáo viên, của tổ khối và nhà trường một cách chính xác, khách quan.

6. Kiểm tra một số nội dung khác:

      Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2017-2018; căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, ngoài các nội dung nêu ở trên, tiến hành kiểm tra một số nội dung sau:

   - Công tác tổ chức đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

   - Cơ sở vật chất kỹ thuật.

   - Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục.

    - Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

    - Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

    - Quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục.

     - Công tác chủ nhiệm lớp.

     - Thực hiện “3 công khai”, “4 kiểm tra” của Hiệu trưởng.

     - Thực hiện Quy chế dân chủ.

     - Thực hiện thu - chi các khoản do nhân dân, tổ chức đóng góp

      - Vệ sinh An toàn thực phẩm

      - Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.

       - Công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        1. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường theo quyết định của Hiệu trưởng. Thành phần gồm có: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn, tổ trưởng, tổ Phó các tổ chuyên môn, Trưởng ban TTND dân.

      2. Thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường tại Hội nghị Hội đồng sư phạm nhà trường tháng 10/2017. Trưởng Ban kiểm tra chỉ đạo các thành viên trong Ban kiểm tra thực hiện đúng nhiệm vụ theo kế hoạch. Giáo viên, nhân viên có nhiệm vụ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo các nội dung kiểm tra.

       3. Kết quả kiểm tra sẽ được dùng để đánh giá giáo viên, nhân viên hàng năm, xét khen thưởng, kỷ luật, nâng lương theo quy định về quy chế thi đua khen thưởng của nhà trường.

       4. Nhà trường thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra theo quy định về Phòng GD&ĐT huyện.

      5. Trong quá trình kiểm tra, nếu có điều gỡ vướng mắc, các thành viên cần báo cáo với Trưởng ban kiểm tra để giải quyết kịp thời.

           IV. KẾ HOẠCH KIỂM TRA CỤ THỂ: ( DANH SÁCH ĐÍNH KÈM 

                                                                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

                                 

 

                                                               DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

Viết bình luận