QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN

14/ 03/ 2018 08:25:07 0 Bình luận

 CÔNG ĐOÀN MN HÔNG THÁI

BAN THANH TRA NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                             Hồng Thái, ngày 30 tháng 9 năm 2017 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN

I. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC

    1. Chức năng và nhiệm vụ của BTTND

   a. Chức năng của BTTND nhằm đảm bảo thực hiện quyền giám sát, kiểm tra công nhân viên chức trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật, nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức và những quy định của cơ quan đơn vị liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động, của tập thể và Nhà nước.

          b. Nhiệm vụ:

          b.1. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, nội qui, qui chế của cơ quan, đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân trong cơ quan, đơn vị.

 Giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình.

          b.2. Giám sát việc thực hiện các kết luận, quyết định, kiến nghị của tổ chức Thanh tra Nhà nước

          b.3. Thường xuyên phản ảnh tình hình hoạt động với BCH công đoàn cơ quan. Định kỳ báo cáo tổng kết trước Hội nghị cán bộ, công chức. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan kịp thời khen thưởng, động viên tinh thần CB.CNV có tinh thần trách nhiệm trong việc phát hiện các sai sót của một vài CB. Công chức trong quản lý điều hành công việc nhất định ở đơn vị phụ trách.

          b.4 Được tiến hành kiểm tra theo qui định của Nhà nước.

   2. Tổ chức của BTTND

        BTTND có một trưởng ban, một phó ban và 1 uỷ viên:

        *Trưởng ban: Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách các hoạt động của BTTND;

           - Chủ trì, chịu trách nhiệm soạn thảo nội dung các cuộc họp của BTTND,

thay mặt BTTND dự họp với các cơ quan chức năng khi có yêu cầu;

          - Lập kế hoạch hoạt động của Ban;

          - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan;

       * Phó trưởng ban: Thay mặt trưởng ban khi trưởng ban bận đi vắng;

         - Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách;

         - Thư ký, ghi biên bản các lần họp của BTTND;

         - Dự thảo báo cáo quí, sơ kết và tổng kết;

         - Quản lý hồ sơ, sổ sách của  BTTND.

      * Uỷ viên:

        - Giám sát việc thực hiện qui chế cơ quan, việc thực hiện pháp luật, Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức;

      - Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với mọi thành  

viên của cơ quan;                                      

      - Giám sát hoạt động tài chính của Công đoàn cơ quan, quỹ phúc lợi của cơ quan

   3. Lề lối làm việc của BTTND

        - Chế độ làm việc tập thể với tinh thần khách quan, dân chủ, công khai và kịp thời.

        - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số. Mọi thành viên nói và làm theo nghị quyết.

       - Mỗi quí họp một lần vào đầu tháng của đầu quí.

II. QUYỀN HẠN CỦA BTTND

     1. Khi phát hiện thấy các vi phạm chính sách, pháp luật nội qui, qui chế thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan xử lý hoặc có biện pháp khắc phục, đồng thời giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó.

     2. Được yêu cầu cá nhân và tổ chức có liên quan đến các vụ việc giám sát, kiểm tra, cung cấp các thông tin tài liệu cần thiết.

     3. Được tổ chức các hình thức động viên người lao động tham gia, phát hiện người có sai phạm, tiếp nhận các ý kiến và phản ảnh của quần chúng.

    4. Được lập biên bản các vụ việc giám sát, kiểm tra. Được yêu cầu, kiến nghị

với Thủ trưởng cơ quan các vấn đề cần phải xử lý.

        Trường hợp Thủ trưởng cơ quan không giải quyết hoặc không trả lời thì BTTND được quyền kiến nghị lên Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan.

     5. Được cử Đại diện tham gia các cuộc họp của cơ quan mà nội dung có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ và quyền hạn giám sát, kiểm tra của BTTND.

     6. Được đề nghị với Thủ trưởng khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích trong hoạt động của BTTND, xử lý kỷ luật các cá nhân và tập thể vi phạm.

III. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT NỘI DUNG GIÁM SÁT CỦA BTTND

     1. Thời hạn giải quyết kiến nghị cùa BTTND

   - Khi nhận được kiến nghị của BTTND, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xem xét giải quyết và thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó.

   - Trong trường hợp kiến nghị nói trên không được giải quyết thì BTTND có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết nhưng thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị .

      2. Nội dung giám sát của BTTND

      a) Quyền được thông tin của mọi CBCNV về pháp luật; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của CBCNV do cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.

      b) Việc chính quyền cơ quan đơn vị lấy ý kiến của CBCNV cơ quan góp ý

vào các chủ trương chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ...

     c) Việc Thủ trưởng cơ quan đơn vị công khai trước CBCNV cơ quan của mình về chế độ chính sách, quỹ phúc lợi, tài sản công, về thu chi tài chính các khoản của CBCNV cơ quan vào quỹ công đoàn

     d ) Việc Thủ trưởng cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền khen thưởng những

đơn vị và cá nhân có thành tích xử lý các vi phạm pháp luật, khắc phục khuyết

 điểm trong quản lý.

     e ) Giám sát hoạt động phê bình và tự phê bình trong trường…

   3. Chế độ quản lý đảm bảo quyền lợi đối với thành viên BTTND

      a) Thủ trưởng cơ quan xem xét và củng cố những kiến nghị đúng đắn của BTTND. Ban TTND báo cáo hoạt động của mình trong các phiên họp của cơ quan, công đoàn.

      b) Ban chấp hành công đoàn trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và giúp cho BTTND hoàn thành nhiệm vụ được giao.

     c) Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm xử lý CBCNV cơ quan có hành vi cản trở hoạt động của BTTND hoặc có hành động trù dập, trả thù các uỷ viên BTTND

     d) Trong nhiệm kỳ, uỷ viên BTTND nào không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm hoặc không còn được CBCNV cơ quan tín nhiệm hoặc vì lý do  khách quan mà số uỷ viên Ban Thanh tra nhân dân khuyết ½ tổng số uỷ viên thì đề nghị công đoàn tiến hành Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan bãi miễn, bầu bổ sung, bầu người khác thay thế.

            Trên đây là quy chế làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của BTTND 

 Nơi nhận:

-Bí thư chi bộ (để b/c)

-BCH CĐCS (để t/h

-BTTND (để t/h

-Lưu: CĐCS

 

             BCH CĐCS

             CHỦ TỊCH

 

 

   Nguyễn Thị Xuyến

           

                            TM. BAN THANH TRA ND                                          TRƯỞNG BAN

       

                                        Đặng Thị Tuyến

                                                                                                                                                             

 

 

 

 

Viết bình luận