V/v Quy định hồ sơ trong các cơ sở Trường mầm non trong huyện.
UBND HUYỆN PHÚ XUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Phòng Giáo dục & Đào tạo Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 242/PGD&ĐT-GDMN Phú Xuyên, ngày 22 tháng 9 năm 2017
V/v Quy định hồ sơ trong các cơ sở
Trường mầm non trong huyện.
Kính gửi: Các trường mầm non trong huyện!
Hệ thống hồ sơ, sổ sách trong trường mầm non là rất cần thiết và quan trọng. Thiết lập hệ thống hồ sơ, sổ sách đầy đủ; Nội dung ghi chép hợp lý, khoa học; Cập nhật thông tin kịp thời sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả đồng thời góp phần củng cố hệ thống hồ sơ trong nhà trường mầm non tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tự đánh giá trong trường mầm non;
Để phù hợp với Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Phòng Giáo dục &Đào tạo huyện Phú Xuyên thống nhất quy định về số lượng và gợi ý cách ghi chép một số loại hồ sơ, sổ sách như sau:
I. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG:
1. Hồ sơ quản lý trẻ:
1.1. Sổ theo dõi học sinh (từng năm học, theo độ tuổi);
1.2. Hồ sơ học sinh (Kẹp theo từng độ tuổi);
1.3. Hồ sơ quản lý học sinh khuyết tật học hòa nhập.
- Danh sách học sinh học hòa nhập từng năm học;
- Kế hoạch GD trẻ khuyết tật học hòa nhập;
1.4. Hồ sơ Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi: Gồm
- Phiếu điều tra (có thể lưu ở THCS)
- Sổ theo dõi tình hình phổ cập.
- Danh sách trẻ hoàn thành chương trình GDMN
- Danh sách trẻ của xã học trái tuyến ở nơi khác (có xác nhận của nơi đến học); danh sách trẻ trái tuyến học tại trường (trẻ từ nơi khác đến học tại trường mình).
- Danh sách trẻ khuyết tật.
- Sổ theo dõi chuyển đi, chuyển đến
- Sổ theo dõi lớp, sổ chất lượng nhóm lớp, sổ chất lượng trường, sổ danh bộ (để kiểm tra đối chiếu).
2. Hồ sơ quản lý nhân sự và theo dõi thi đua
Thực hiện theo Quyết định 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành hồ sơ cán bộ công chức.
3. Hồ sơ quản lý tài chính, tài sản, công tác hành chính, văn thư, thi đua, các phong trào và cuộc vận động:
- Sổ theo dõi công văn đi, công văn đến;
- Hồ sơ quản lý tài sản, CSVC, tài chính (mẫu sổ theo dõi tài sản theo biên bản kiểm tra chuyên ngành 06 loại)
- Sổ họp liên tịch, Sổ họp hội đồng (Nghị quyết);
- Hồ sơ Thi đua - Khen thưởng, kỷ luật;
- Hồ sơ các phong trào thi đua, công tác đoàn thể, chính trị trong nhà trường.
- Hồ sơ Quy chế dân chủ (sẽ có hướng dẫn cụ thể sau)
4. Hồ sơ quản lý công tác kiểm tra nội bộ ( Theo hướng dẫn ban hành).
5. Kế hoạch công tác: Kế hoạch năm, kế hoạch trọng tâm tháng.
6. Hồ sơ quản lý chuyên môn:
6.1. Hồ sơ quản lý công tác GD:
- Kế hoạch công tác chuyên môn;
- Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (Chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các nội dung tự bồi dưỡng…)
- Sổ theo dõi, quản lý chuyên môn;
- Sổ quản lý công tác giáo dục:
+ Sơ đồ mạng lưới chuyên môn;
+ Danh sách GV định biên tại nhóm, lớp;
+ Bảng tổng hợp theo dõi chuyên cần, dự giờ, đánh giá trẻ của các lớp;
+ Biên bản họp chuyên môn hàng tháng;
- Sổ chuyên môn, nghiệp vụ của CB, GV.
- Kế hoạch tổ chức hoạt động của các nhóm, lớp;
- Các tư liệu khác (nếu có).
6.2.Hồ sơ quản lý công tác bán trú:
- Kế hoạch năm; Kế hoạch thực hiện Thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT về phòng, chống tai nạn, thương tích trong nhà trường; Kế hoạch công tác y tế học đường; Kế hoạch phòng chống SDD và béo phì, Kế hoạch VSATTP và tổ chức phong trào thi đua ATTP, kế hoạch phòng chống dịch bệnh…
- Kế hoạch tháng (Chăm sóc Nuôi dưỡng);
- Sổ quản lý Chăm sóc - Nuôi dưỡng:
+ Sơ đồ mạng lưới tham gia công tác bán trú;
+ Danh sách nhân viên tham gia công tác bán trú
+ Tổng hợp theo dõi sức khỏe của trẻ.
- Hồ sơ quản lý bếp ăn:
+ Sổ Thu và thanh toán
+ Sổ kiểm thực 3 bước
+ Sổ Tính khẩu phần ăn
+ Sổ Báo ăn;
+ Sổ Kho
+ Sổ Nhật ký thu và bàn giao
+ Sổ Quỹ tiền mặt;+ Sổ tổng hợp Thu - Chi
+ Hợp đồng cung ứng thực phẩm
+ Sổ xây dựng thực đơn.
+ Lưu các loại chứng từ phục vụ công tác bán trú
+ Bảng kê thực đơn đi chợ
+ Biên lai Thu-Chi bán trú.
+ Giấy báo nộp tiền ăn…
- Hồ sơ phòng cháy, chữa cháy; phương án đảm bảo an toàn an ninh.
II. ĐỐI VỚI TỔ CHUYÊN MÔN:
- Kế hoạch hoạt động;
- Nghị quyết tổ (nội dung các cuộc họp tổ, có đánh giá xếp loại GV hàng tháng…)
III. ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ:
- Căn cứ vào từng lĩnh vực được phân công của mỗi CBQL: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng phải có trách nhiệm thực hiện việc xây dựng kế hoạch, ghi chép từng loại hồ sơ, sổ sách chung của nhà trường;
- Ngoài những loại hồ sơ, sổ sách chung của nhà trường, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng cần có kế hoạch cá nhân theo chức năng nhiệm vụ được phân công như:
+ Kế hoạch HĐ tháng (dành cho Hiệu trưởng);
+ Kế hoạch HĐ chuyên môn (dành cho Phó Hiệu trưởng phụ trách CM)
+ Kế hoạch HĐ CS nuôi dưỡng (dành cho Phó Hiệu trưởng phụ trách ND)
+ Kế hoạch giảng dạy; CSND
+ Giáo án lên lớp theo quy định;
+ Sổ dự giờ;
+ Sổ ghi chép chuyên môn…
IV. ĐỐI VỚI GIÁO VIỂN:
-
Sổ kế hoạch giảng dạy;
-
Sổ theo dõi trẻ, theo dõi chất lượng: Điểm danh, khám SK, theo dõi đánh giá trẻ…
-
Sổ công tác (ghi nội dung các cuộc họp tổ, họp nhóm, họp trường…)
-
Sổ chuyên môn nghiệp vụ: Dự giờ; tham quan học tập kinh nghiệm; sinh hoạt chuyên môn; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; tự học…
-
Sổ theo dõi tài sản nhóm, lớp;
-
Hồ sơ cá nhân trẻ.
V. HỒ SƠ CỦA TRẺ:
1. Sổ Bé ngoan;
2. Sổ theo dõi sức khỏe;
3. Hồ sơ cá nhân trẻ/ tập lưu sản phẩm của trẻ (thông qua vở tạo hình, LQVT, bé tập tô, vở tập tô chữ cái và những sản phẩm khác được hoàn thành trong quá trình hoạt động, phiếu khảo sát trẻ…);
Ngoài các loại hồ sơ, sổ sách chuyên môn tối thiểu được quy định tại công văn này, các trường phải trang bị tài liệu theo Thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11/2/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu.
VI. QUY ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC LOẠI HỒ SƠ, SỔ SÁCH:
- Các loại hồ sơ, sổ sách sử dụng trong nhiều năm:
+ Sổ quản lý nhân sự;
+ Sổ quản lý tài sản;
+ Sổ quản lý trẻ em hòa nhập (nếu có);
+ Sổ theo dõi thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Các loại hồ sơ, sổ sách còn lại phải làm theo từng năm học, không được sử dụng lại của những năm học trước.
- Khi sử dụng những loại hồ sơ, sổ sách do sở GD&ĐT in ấn phát hành phải thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu được ghi trong phần hướng dẫn.
- Phòng GD&ĐT hướng dẫn cách xây dựng và ghi chép một số loại hồ sơ, sổ sách mà Sở GD&ĐT chưa in ấn phát hành gửi kèm theo công văn này để các trường tham khảo và làm cơ sở đánh giá, xếp loại khi kiểm tra bao gồm:
1. Kế hoạch năm học (Mẫu 1).
2. Kế hoạch hoạt động của Hiệu trưởng (Mẫu 2)
3. Kế hoạch hoạt động chuyên môn (Mẫu 3)
4. Kế hoạch tổ chuyên môn (Mẫu 4)
5. Nghị quyết Hội đồng Giáo dục (Mẫu 5)
6. Nghị quyết Họp liên tịch (Mẫu 6)
7. Nghị quyết tổ chuyên môn (Mẫu 7)
V. QUY ĐỊNH XẾP LOẠI HỒ SƠ, SỔ SÁCH:
I. Giáo án.
1. Các tiêu chí để đánh giá:
1.1. Về hình thức:
Bố cục, hình thức rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ các mục theo quy định.
1.2. Về nội dung.
a. Ghi rõ ngày, tháng, năm; tên CĐ sự kiện; CĐ nhánh; tên lĩnh vực HĐ…
b. Xác định mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và giáo dục trẻ.
c. Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện hỗ trợ…
d. Cách tiến hành các hoạt động: Thể hiện rõ các hoạt động của cô và trẻ; các hoạt động có sự logic, đan cài, hòa quện nhau.
e. Nội dung đầy đủ, hệ thống câu hỏi hợp lý, kích thích được tư duy, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ; tạo cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
g. Phương pháp phù hợp với đặc trưng của từng loại tiết và lứa tuổi của trẻ; có sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo; lồng ghép tích hợp phù hợp với từng chủ đề.
h. Phân phối thời gian hợp lý cho từng phần.
2. Xếp loại từng bài soạn:
2.1. Loại tốt:
- Bố cục, hình thức rõ ràng, sạch sẽ, khoa học và đầy đủ các mục.
- Nội dung:
+ Có đầy đủ các nội dung theo quy định;
+ Các Nội dung đều thể hiện tốt và có tính sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của nhóm (lớp) được phân công giảng dạy.
2.2. Loại Khá:
- Bố cục, hình thức rõ ràng, sạch sẽ, khoa học và đầy đủ các mục.
- Nội dung:
+ Có đầy đủ các nội dung theo quy định
+ Các nội dung đều thể hiện ở mức độ khá , phù hợp với đặc điểm của của nhóm (lớp) được phân công giảng dạy.
2.3. Loại Trung bình:
- Bố cục, hình thức rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ các mục theo quy định.
- Nội dung:
+ Có đầy đủ các nội dung theo quy định;
+ Các nội dung thể hiện ở mức độ Trung bình.
2.4. Loại Yếu: Những trường hợp còn lại.
3. Xếp loại chung bộ giáo án:
3.1 Loại tốt:
- Có đầy đủ bài soạn theo quy định;
- Sổ bài soạn xếp loại tốt từ 60% trở lên, còn lại xếp loại khá.
3.2. Loại Khá:
- Có đầy đủ bài soạn theo quy định;
- Sổ bài soạn xếp loại khá trở lên từ 60% trở lên, còn lại xếp loại khá.
3.3. Loại Trung bình:
- Có đầy đủ bài soạn theo quy định;
- 100% bài soạn xếp loại trung bình trở lên.
3.4. Loại Yếu: Những trường hợp còn lại.
II. Hồ sơ, sổ sách khác.
Xếp loại từng hồ sơ, sổ sách.
1.1. Loại Tốt:
- Bố cục, hình thức rõ ràng, sạch sẽ, khoa học và đầy đủ các mục.
- Nội dung:
+ Đầy đủ nội dung theo quy định, cập nhật thông tin, chính xác, kịp thời, có hiệu quả.
+ Các nội dung đều thể hiện tốt và có tính sáng tạo.
1.2. Loại khá:
- Bố cục rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ các mục theo quy định.
- Nội dung:
+ Đầy đủ các ND theo quy định, cập nhật thông tin kịp thời, có hiệu quả.
+ Các nội dung đều thể hiện ở mức độ khá.
1.3. Loại Trung bình:
- Bố cục, hình thức rõ ràng, sạch sẽ và đủ các mục theo quy định.
- Nội dung:
+ Có đầy đủ các nội dung theo quy định;
+ Các nội dung thể hiện ở mức độ Trung bình.
1.4. Loại Yếu: Trường hợp còn lại.
III. Xếp loại chung bộ hồ sơ, sổ sách.
Loại tốt:
- Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định;
- Số hồ sơ, sổ sách xếp loại tốt từ 60% trở lên, còn lại xếp loại khá (đối với hồ sơ, sổ sách của GV thì bộ giáo án và kế hoạch giảng dạy phải xếp loại tốt).
Loại Khá:
- Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định;
- Số hồ sơ, sổ sách xếp loại khá trở lên từ 60% trở lên, còn lại xếp loại trung bình (đối với hồ sơ, sổ sách của GV thì bộ giáo án và kế hoạch giảng dạy phải xếp loại khá trở lên).
Loại Trung bình
- Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định;
- 100% hồ sơ, sổ sách xếp loại trung bình trở lên.
Loại Yếu: Những trường hợp còn lại
* Lưu ý: Ngoài các hồ sơ, sổ sách được quy đinh trên, các nhà trường có thể xây dựng thêm hồ sơ, sổ sách nếu thấy cần thiết. Các biểu mẫu hướng dẫn gửi kèm theo công văn này chỉ là gợi ý để các trường tham khảo. Trong quá trình xây dựng hồ sơ, sổ sách, các nhà trường cần căn cứ vào chương trình đang thực hiện và điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách cho phù hợp và hiệu quả.
Trên đây là danh mục các loại hồ sơ, sổ sách trong trường mầm non. Nhận được công văn này, phòng Giáo dục và Đào tào yêu cầu Hiệu trưởng các trường nghiên cứu và triển khai tới toàn thể CBQL-GV-NV để thực hiện từ năm học 2017-2018. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa hợp lý, các nhà trường tập hợp báo cáo bằng văn bản gửi về bộ phận chuyên môn tổ Giáo vụ Mầm non để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận: KT/ TRƯỞNG PHÒNG
- Như đề gửi (TH); PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
- Trưởng phòng (BC)
- Lưu: CM, VP. (Đã ký)
Nguyễn Thị Kim Quyên